Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển, xảy ra do sự suy giảm chức năng và mất dần các tế bào thần kinh. Các triệu chứng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Dù hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, nhưng có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau có thể được cá nhân hóa theo từng trường hợp, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa thần kinh xảy ra do sự suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh tại vùng substantia nigra (chất đen) trong não giữa. Các tế bào này có nhiệm vụ sản xuất dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp kiểm soát vận động, cảm xúc và chức năng nhận thức. Khi các tế bào này thoái hóa, lượng dopamine giảm, gây ra các biểu hiện của bệnh Parkinson. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, trí nhớ và các chức năng không liên quan đến vận động.
Vì đây là bệnh tiến triển theo thời gian, các triệu chứng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn. Dù chưa có phương pháp điều trị triệt để, hiện nay đã có nhiều lựa chọn điều trị giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson:
Bệnh Parkinson không có một nguyên nhân duy nhất, mà thường do nhiều yếu tố kết hợp:
Di truyền: Thường gặp ở những người khởi phát bệnh sớm (trước 50 tuổi).
Yếu tố môi trường: Phơi nhiễm kéo dài với một số độc chất như thuốc trừ sâu, hóa chất công nghiệp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng nhận biết bệnh Parkinson
Triệu chứng được chia thành hai nhóm chính:
1.Triệu chứng vận động:
Run khi nghỉ: Thường gặp ở tay, chân hoặc các bộ phận khác khi không cử động.
Chậm vận động (bradykinesia): Vận động chậm chạp, khó bắt đầu chuyển động.
Cứng cơ: Cảm giác cứng, căng ở các nhóm cơ.
Rối loạn dáng đi: Bước đi nhỏ, thiếu linh hoạt.
- Mất cân bằng: Dễ té ngã hoặc khó giữ thăng bằng.
Mất khứu giác
Rối loạn giấc ngủ REM (có hành vi lạ khi mơ)
Táo bón
Lo âu, trầm cảm
Mệt mỏi, yếu sức
Suy giảm nhận thức, trí nhớ
Chẩn đoán bệnh Parkinson
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng và hình ảnh học não để loại trừ các nguyên nhân khác. Một số trường hợp cần thực hiện thêm các xét nghiệm như chụp DaTscan hoặc PET F-DOPA để hỗ trợ xác định chẩn đoán.
Phương pháp điều trị bệnh Parkinson
Việc điều trị được chia làm hai nhóm chính:
1.Điều trị dùng thuốc:
Mục tiêu là bổ sung dopamine bị thiếu hụt:
Các thuốc phổ biến gồm levodopa và dopamine agonists.
2.Liệu pháp hỗ trợ bằng thiêt bị:
Khi thuốc không còn hiệu quả ổn định, có thể cân nhắc các phương pháp sau:
Truyền apomorphine dưới da liên tục: Giúp duy trì nồng độ dopamine ổn định, cải thiện triệu chứng "hết tác dụng thuốc". Cần nhập viện khoảng 7–10 ngày để theo dõi và điều chỉnh liều.
Kích thích não sâu (Deep Brain Stimulation - DBS): Phẫu thuật cấy điện cực vào các vùng điều khiển vận động của não, kết nối với thiết bị tạo xung (giống máy tạo nhịp tim). DBS giúp cải thiện run, chậm vận động, cứng cơ và loạn động. Phù hợp cho người không còn đáp ứng tốt với thuốc, nhưng không bị mất thăng bằng nghiêm trọng, sa sút trí tuệ nặng hay rối loạn tâm lý nghiêm trọng.
Chăm sóc chuyên sâu tại Bệnh viện quốc tế Bumrungrad
Trung tâm Thần kinh Bumrungrad cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân Parkinson và các rối loạn vận động. Đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm xây dựng kế hoạch điều trị cá nhân hóa theo từng giai đoạn bệnh, giúp người bệnh duy trì khả năng vận động và nâng cao chất lượng sống.
Liên hệ: Hotline: 085-775-1666