Xét nghiệm LH (Luteinizing Hormone)

Xét nghiệm LH (Luteinizing Hormone)

Hormone LH hoạt động chặt chẽ với một hormone khác gọi là FSH để điều chỉnh chức năng của hormone giới tính. Do đó, xét nghiệm FSH thường được thực hiện cùng với xét nghiệm LH. Các xét nghiệm này được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào việc xét nghiệm với phụ nữ, nam giới hay trẻ em.

Ở phụ nữ, những xét nghiệm này thường được sử dụng để:

  • Giúp xác định nguyên nhân gây vô sinh.
  • Kiểm tra thời điểm rụng trứng là thời gian bạn có nhiều khả năng mang thai nhất.
  • Xác định nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều hoặc thiếu kinh nguyệt.
  • Xác nhận sự khởi đầu của thời kỳ mãn kinh, khi mãn kinh, buồng trứng ngừng sản xuất tế bào trứng và không thể sinh con, thường bắt đầu từ khoảng 50 tuổi trở lên.

 

Ở nam giới, những xét nghiệm này thường được sử dụng để

  • Giúp xác định nguyên nhân gây vô sinh.
  • Xác định nguyên nhân gây ra số lượng ít tinh trùng
  • Tìm ra nguyên nhân gây ra nhu cầu tình dục thấp.

 

Ở trẻ em, các xét nghiệm này thường được sử dụng để giúp chẩn đoán tuổi dậy thì hoặc dậy thì muộn.

  • Dậy thì sớm nếu bắt đầu trước 9 tuổi ở trẻ em gái và trước 10 tuổi ở trẻ em trai.
  • Dậy thì muộn nếu dậy thì chưa bắt đầu từ 13 tuổi ở bé gái và ở tuổi 14 ở bé trai

 

Ai nên làm xét nghiệm hormone LH?

Xét nghiệm máu để xác định mức độ hormone LH liên quan đến các vấn đề về kinh nguyệt, khả năng sinh sản và sự khởi đầu của tuổi dậy thì. Những người nên kiểm tra hormone LH như sau:

  • Phụ nữ đang gặp khó khăn trong việc mang thai.
  • Phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc ít kinh nguyệt.
  • Người phụ nữ nghi ngờ mình đang bước vào thời kỳ mãn kinh.
  • Những người đàn ông có dấu hiệu nồng độ testosterone thấp.
  • Đây là một bệnh liên quan đến tuyến yên.
  • Bé trai hay bé gái có biểu hiện dậy thì quá muộn hoặc quá sớm.


Kết quả xét nghiệm hormone LH

Các giá trị bình thường của nồng độ hormone LH theo đơn vị tiêu chuẩn quốc tế (IU/L). Chi tiết tham khảo tại bảng thông tin kèm theo đây.


Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn cụ thể:

Hotline: +(84) 085-775-1666

Tin liên quan

AMH, Anti-TPO, Anti-TG là gì?
AMH, Anti-TPO, Anti-TG là gì?

Nếu bạn có chỉ số AMH thấp hoặc đang gặp vấn đề tuyến giáp như Anti-TPO/Anti-TG cao, việc điều trị kịp thời và có kế hoạch sinh con phù hợp là điều vô cùng quan trọng – đặc biệt nếu đang cân nhắc hoặc thực hiện IVF.

Đọc thêm >
Cà phê, rượu, thuốc lá có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Cà phê, rượu, thuốc lá có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Việc tiêu thụ rượu, cà phê và thuốc lá có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Những thói quen này làm suy giảm chất lượng trứng và tinh trùng, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, thụ thai và cả khả năng giữ thai sau khi thụ tinh.

Đọc thêm >
Thai kỳ IVF khác với thai kỳ tự nhiên như thế nào?
Thai kỳ IVF khác với thai kỳ tự nhiên như thế nào?

Mang thai là một hành trình kỳ diệu, bất kể nó bắt đầu như thế nào. Tuy nhiên, có những sự khác biệt rõ rệt giữa thai kỳ được thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và thai kỳ tự nhiên. Hãy cùng khám phá sự khác biệt giữa thai kỳ IVF và thai kỳ tự nhiên, những sự khác biệt này theo cách đơn giản nhưng đầy đủ thông tin, giúp bạn hiểu những gì có thể xảy ra trong mỗi tình huống.

Đọc thêm >