Kiểm tra chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI)

Kiểm tra chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI)

Theo nhiều nghiên cứu, có 15 – 25% trường hợp bị vô sinh nam liên quan tới phân mảnh DNA tinh trùng. Vì vậy, trong chẩn đoán vô sinh nam, cần thực hiện xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng để đưa ra phương án điều trị hiếm muộn hiệu quả hơn.

Vô sinh ở nam giới là gì?

Vô sinh là tình trạng cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nhưng không có thai sau 12 tháng quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp tránh thai. Về nguyên nhân gây vô sinh, có 40% là do chồng, 40% là do vợ, 10% do cả hai và 10% là do nguyên nhân khác.

Vô sinh ở nam giới là loại vô sinh mà nguyên nhân được xác định là hoàn toàn do người chồng. Trong đó, 85 – 90% trường hợp do bất thường tinh trùng, 15 – 25% trường hợp do phân mảnh DNA của tinh trùng, 20% là do không có tinh trùng hoặc có ít tinh trùng bất thường về nhiễm sắc thể, 1 – 6% là do cơ thể có kháng thể kháng tinh trùng,…

 

Phân mảnh DNA tinh trùng là gì?

Phân mảnh DNA tinh trùng là một trong những bất thường di truyền của tinh trùng, chiếm khoảng 20% các trường hợp vô sinh nam, tuy nhiên không thể phát hiện được thông qua phân tích tinh dịch đồ. 

 

Xét nghiệm vô sinh của nam giới ban đầu là xét nghiệm tinh trùng, xem xét nồng độ (số lượng tinh trùng trên một mililít), khả năng di chuyển và hình dạng của tinh trùng. Một số người có thể cho kết quả bình thường, nhưng khi thụ tinh trong ống nghiệm, phôi có thể tốt hơn.

 

Ngoài tinh trùng cơ bản thông thường, có một xét nghiệm bổ sung ngoài tinh trùng cơ bản, đó là Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI), một phương pháp kiểm tra sự phân tách DNA của tinh trùng. Nếu kết quả trên 30%, cơ hội thụ tinh trong ống nghiệm không hiệu quả như mong đợi. Những người có chỉ số DFI cao có thể có nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng, thiếu ngủ, hút thuốc, v.v.

 

Một số nguyên nhân gây phân mảnh DNA tinh trùng

  • Môi trường: Tiếp xúc với phóng xạ, các chất độc hại, ô nhiễm môi trường, nhiệt độ tinh hoàn cao,…
  • Thói quen không tốt: Hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy, chế độ ăn uống và tần suất xuất tinh không khoa học,…
  • Mắc bệnh: Giãn tĩnh mạch thừng tinh, béo phì, nhiễm khuẩn đường sinh dục,…;
  • Tinh trùng phát triển tới thời điểm trưởng thành nhưng không có cơ chế sửa lỗi DNA
  • Sai sót về khả năng tái tổ hợp nhiễm sắc thể trong quá trình hình thành tinh trùng
  • Mất tương đối về tỷ lệ protamine 1 và 2
  • Tích tụ các gốc oxy hóa
  • Apoptosis không hoàn toàn.

 

Xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng chẩn đoán vô sinh nam và hỗ trợ sinh sản

Xét nghiệm phân mảnh DNA của tinh trùng giúp kiểm tra chất lượng tinh trùng do việc đứt gãy nhiễm sắc thể tinh trùng, thông qua chỉ số DFI (tỉ lệ đứt gãy ADN của tinh trùng):

  • DFI< 15% – Bình thường
  • DFI< 30% – Phân mảnh trung bình
  • DFI>= 30% – Phân mảnh nhiều

Nếu nam giới có DFI>= 30% thì hiệu quả của IUI giảm xuống 16% đến 4% hoặc thấp hơn.

 

Việc xác định được mức độ phân mảnh DNA của tinh trùng giúp cho các bác sĩ sản khoa đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị phù hợp.

  • 15% <= DFI <= 30% : Tiến hành IUI
  • DFI > 30%: Tiến hành IVF/ICSI

 

Ai nên làm xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng?

Xét nghiệm được chỉ định cho:

  • Các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn không tìm ra nguyên nhân ngay cả khi chỉ số tinh dịch đồ bình thường
  • Các cặp vợ chồng đã làm thụ tinh trong ống nghiệm thất bại nhiều lần
  • Những cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai hoặc thai lưu liên tiếp (từ 2 lần trở lên), thai bị dị tật
  • Người đã xét nghiệm tinh dịch đồ cho kết quả số lượng tinh trùng di động ít hoặc có hình dạng bình thường ít
  • Nam giới trên 40 tuổi
  • Nam giới có tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu, cuộc sống căng thẳng, ung thư, sử dụng rượu bia, ma túy, tiếp xúc với hóa chất độc hại, từng phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh,…

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn cụ thể:

Hotline: +(84) 085-775-1666

Tin liên quan

AMH, Anti-TPO, Anti-TG là gì?
AMH, Anti-TPO, Anti-TG là gì?

Nếu bạn có chỉ số AMH thấp hoặc đang gặp vấn đề tuyến giáp như Anti-TPO/Anti-TG cao, việc điều trị kịp thời và có kế hoạch sinh con phù hợp là điều vô cùng quan trọng – đặc biệt nếu đang cân nhắc hoặc thực hiện IVF.

Đọc thêm >
Cà phê, rượu, thuốc lá có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Cà phê, rượu, thuốc lá có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Việc tiêu thụ rượu, cà phê và thuốc lá có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Những thói quen này làm suy giảm chất lượng trứng và tinh trùng, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, thụ thai và cả khả năng giữ thai sau khi thụ tinh.

Đọc thêm >
Tỷ lệ thành công IVF ở phụ nữ trên 40 tuổi
Tỷ lệ thành công IVF ở phụ nữ trên 40 tuổi

IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) đã trở thành tia hy vọng cho nhiều người đang đối mặt với tình trạng hiếm muộn. Đặc biệt, phụ nữ trên 40 tuổi thường tìm đến IVF như một giải pháp khả thi khi khả năng sinh sản tự nhiên bắt đầu suy giảm rõ rệt. Dù vậy, tỷ lệ thành công IVF ở độ tuổi này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có sự khác biệt đáng kể giữa từng trường hợp. Hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp người bệnh có sự chuẩn bị tốt hơn.

Đọc thêm >